[Dịch] The Light Princess 1-5

The Light Princess (tựa xài tạm: Nàng công chúa nhẹ) là câu chuyện thiếu nhi do George MacDonald sáng tác, đã xuất bản từ hồi 1864. Tác phẩm kể về một nàng công chúa bị tước đi trọng lực, rồi từ đó câu chuyện lại hóa ra khám phá mối quan hệ giữa nặng và nhẹ: không chỉ nhẹ thể xác, mà tâm hồn công chúa cũng nhẹ tuốt, nàng suốt ngày cười nghiêng ngả và không nói năng gì cho nghiêm túc được – công chúa cần chút nặng nào đó để kéo nàng lại với thực tế cuộc sống. Hiện tại tôi chưa có gì nhiều để giới thiệu thêm về tác phẩm ngoại trừ việc tôi rất thích và đã quyết định dịch. Vì đã tiến hành dịch tới nửa cuốn nên tôi biết mình bị gục ngã trước rất nhiều chỗ chơi chữ trong sách này, nhưng dù sao cũng vui khi chuyển qua dịch một cuốn nhộn thế này sau một thời gian tôi đã quen với các thể loại nonfiction đều đều.

(Edit ngày 21/8/2023 để chuốt lại cách dùng từ.)

Continue reading “[Dịch] The Light Princess 1-5”

Thảm họa Nhật (1): Xu hướng hư cấu sau 1995

Một năm đặc biệt khó khăn thế này dễ đưa đẩy người ta đến những hình dung về tận thế. Hoặc nếu vẫn còn quá sớm để kết luận về năm nay thì ta có thể quay sang nhìn vào năm 1995 ở Nhật, mốc thời gian mà rất nhiều người tin rằng đã tác động to lớn vào trí tưởng tượng đại chúng vì tính chất thảm họa của nó. Sự kiện kinh thiên động địa một khi đã qua đi, thì sẽ để lại những dư chấn gì, và phim truyện phản ánh điều đó ra sao? Chúng ta có một ví dụ Nhật Bản gần bên để mổ xẻ.

Continue reading “Thảm họa Nhật (1): Xu hướng hư cấu sau 1995”

[Dịch] Understanding Comics – Ngôn ngữ biểu hiện của hình ảnh

Tôi từng giới thiệu sơ về Understanding Comics, giờ tôi giới thiệu nó lần 2 bằng một post dịch vài trang trong sách. Đại khái đây là một cuốn sách khảo sát nghệ thuật vẽ truyện tranh, do họa sĩ Scott McCloud thực hiện, xuất bản năm 1993.

Continue reading “[Dịch] Understanding Comics – Ngôn ngữ biểu hiện của hình ảnh”

Đọc sách tham khảo: Soul of Anime (1)

Một vài cuốn sách nằm trong mục sách tham khảo của Soul of Anime mà tôi đọc trong lúc dư hơi.

Không phải cuốn nào cũng tìm được, và không phải cuốn nào tôi cũng có hứng đọc (lý thuyết nhân học không phải gu sách của tôi), đấy là còn chưa kể mấy cuốn tiếng Nhật tôi không đọc được. Nhưng nếu không biết đọc gì lúc giữa giờ thì cứ lựa trong đống sách tham khảo này biết đâu không bổ dọc cũng bổ ngang? Ít ra cũng hình dung rõ hơn những nguồn ảnh hưởng đến tác giả sách mà mình dịch.

Continue reading “Đọc sách tham khảo: Soul of Anime (1)”

[Dịch] The Soul of Anime: Introduction (2) – Bảng phân cảnh Cuộc chiến mùa hè và năng lượng trong phòng

Tiếp theo kỳ 1.

Khi thực hiện điền dã để tìm hiểu anime, Ian Condry thoát ra khỏi cách phân tích thông thường là cứ chộp lấy vài tác phẩm thành công nhất rồi dựa theo đó mà tán ra toàn bộ thế giới anime. Theo ý ông, người ta phải nhìn vào anime trong quá trình sản xuất của nó, là lúc tương lai rất bấp bênh, không ai dám chắc thành công hay thất bại, để nhìn cả cái nổi lẫn cái chìm, và ông thật sự tham gia họp cho các anime chưa được thời gian kiểm chứng. Thời gian nghiên cứu của Condry là khoảng 2000–2010, rơi vào các bộ như Cô gái vượt thời gian/Tokikake, Samurai Champloo, Red Garden, Afro Samurai, Tekkon Kinkreet… Tôi nghĩ Red Garden hay Afro Samurai đã bị lịch sử chôn vùi được rồi (phần chìm), nhưng Condry cũng đã đáp xuống một số tựa phim quá sức hấp dẫn, chẳng hạn như Tekkon Kinkreet, để người đọc ngay cả nhiều năm sau (như bây giờ) còn có cái liên hệ hứng thú. Đặc sắc nhất là Condry làm thân được với Hosoda Mamoru, trước khi Tokikake gầy dựng tên tuổi vững chãi cho ông. Từ góc độ fan anime mà nói, riêng phần tác giả mon men theo sát nách Hosoda thôi là cuốn sách đã đáng giá rồi.

Continue reading “[Dịch] The Soul of Anime: Introduction (2) – Bảng phân cảnh Cuộc chiến mùa hè và năng lượng trong phòng”

[Dịch] The Soul of Anime: Introduction (1) – Ai làm anime

The Soul of Anime, hay Hồn Anime, là cuốn sách năm 2013 của Ian Condry, một nhà nhân học và giáo sư nghiên cứu văn hóa Nhật Bản ở MIT.

Condry hứng thú với sự thành công toàn cầu của một hình thức văn hóa ngách như anime, và muốn đích thân tìm hiểu nội tình ra sao. Thay vì khởi sự nghiên cứu hình thức & nội dung các tác phẩm anime, thì vốn là một nhà nhân học nên ông mào đầu bằng câu hỏi “Ai làm anime” (Ai? Nhà sản xuất muốn bán hàng, nghệ sĩ muốn sáng tạo, người hâm mộ muốn tham gia?). Cuốn sách được viết theo kiểu sách nghiên cứu nên trích dẫn ào ào và diễn giải loằng ngoằng, nhưng tóm gọn lại, Condry trả lời hồn của anime là “năng lượng xã hội nảy sinh từ sự tham dự của tập thể thông qua phương tiện truyền thông”. Đây là cuốn sách khám phá phương diện xã hội của thế giới anime. Làm nghiên cứu dân tộc chí theo kiểu Condry (điền dã) tức là tới tận nơi ghi chép về con người, mấy năm xong thì viết ra cuốn sách.

Continue reading “[Dịch] The Soul of Anime: Introduction (1) – Ai làm anime”

Tự thuật cô gái ru rú trong nhà: sách, manga, game

Tương ứng: From Truant to Anime Screenwriter, My Lesbian Experience with Loneliness, Cibele

Có thể lần về một khoảng thời gian trước để giải thích cho những gì xảy ra bây giờ. Giống như nếu ai bữa nay bộc phát triệu chứng thì đó là chỉ báo cho biết một vụ lây truyền có thể đã diễn ra từ một, hai tuần trước đó. Hoặc giống như một tác giả hồi ký kể lại những chuyện xa lơ xa lắc hầu giới thiệu đây là cái quá khứ đã làm nên chính họ hiện tại. Ta lần về hồi đó.

Continue reading “Tự thuật cô gái ru rú trong nhà: sách, manga, game”